3 GIAI ĐOẠN PHẢI TRẢI QUA CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU HỌC PIANO

Piano là một bộ môn nghệ thuật đang được rất nhiều người yêu thích, việc học đàn piano mang lại rất nhiều giá trị đối với con người. Vì vậy nó đang dần trở nên phổ biến với nhiều phương thức học khác nhau.

3 GIAI ĐOẠN PHẢI TRẢI QUA CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU HỌC PIANO

1. Cao Độ

  • Sự quan tâm của người học lúc này là nốt bên tay trái sẽ khớp với nốt nào bên tay phải. Hoặc nếu học nhanh, cấp tốc, truyền tay, thì giai điệu nghe sẽ gần giống như bản nhạc.

    Bởi vậy, những đoạn nhớ và nhìn được tay, chơi rất nhanh và mượt. Còn đoạn không nhớ lắm, chưa tự tin thì phải nhìn cả 2 tay. Đó cũng là lý do khiến cho giai điệu trong giai đoạn này có đoạn nhanh, đoạn chậm, một cách giật cục và không hợp lý. Và mức độ này thực sự chưa có nhiều vấn đề để nói.

2. Trường Độ

  • Giai đoạn này khác giai đoạn trước rất nhiều. Trước khi có thể chơi piano nâng cao, chúng ta sẽ phải trải qua giai đoạn này. Hoàn thiện về trường độ có thể gọi là giai đoạn mang tính kỷ luật trong âm nhạc. Lúc này, ta không chơi theo nhịp của tim đơn thuần, mà là theo nhịp của đàn. Nếu không lắng nghe nhịp đến một đoạn cũng có thể bị chậm hoặc sai.

    Vậy thì có tập đi tập lại cả trăm lần nữa, đến đoạn đó vẫn cứ bị sai. Điều này do xúc giác ngón tay đã quen với chuyển động cũ và thính giác đã quen với âm thanh sai. Bởi vậy càng tập càng ngấm sai. Nguyên tắc tập là bắt đầu từ tốc độ chậm, và đúng. Sau đó, tăng lên nhanh từ từ không cần nhanh chỉ cần có một người ngồi bên cạnh nghe và xem bạn biểu diễn, chắc hẳn nhịp tim sẽ tăng nhanh, hồi hộp. Chỉ cần lỡ một nốt là quên hết cả bài. Với giai đoạn Piano nâng cao này bạn phải thật sự bình tĩnh, tập trung. Khi đã kiểm soát tốt nhịp phách hay chính là nhịp tim, bạn có thể biểu diễn trước nhiều người một cách tương đôi suôn sẻ.

3. Cường Độ

  • Ở giai đoạn này thì việc chơi đúng và chơi hay rất quan trọng. Mọi thứ phải theo một cách hợp lý và bắt đầu thể hiện được sắc thái và cảm xúc. Lúc này, bạn vẫn phải nhớ giai điệu tay phải, cách kết hợp với nốt nhạc bên tay trái, đọc bản nhạc và chơi trên đàn. Để ý nhịp phách và có thể là dậm chân để theo nhịp phách… Sự kết hợp của nhiều bộ phận nên đòi hỏi khá nhiều năng lượng trí não, tập trung cao độ. Sau một thời gian luyện tập, bạn sẽ có thể thả lỏng được ngón tay ở một mức kỹ thuật nhất định.
  • Lúc này tay không bị căng như trước nữa, bạn có thể điều khiển được lực mạnh hay nhẹ, tốc độ nhanh hay chậm theo ý muốn. Thế là bạn bắt đầu kiểm soát được cường độ và chuyển sang giai đoạn Piano nâng cao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *